Sau khi trải qua nhiều công việc ở các tập đoàn xây dựng lớn, anh Võ Minh Chương (SN 1982, quê ở xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) quyết định rẻ hướng và tạo lập sự nghiệp riêng cho mình ở lĩnh vực nâng cao chất lượng lớp chức năng cho công trình xây dựng.
Định vị lớp chức năng cho công trình
Lớn lên ở vùng trung du Đại Đồng nghèo khó, từ nhỏ Võ Minh Chương rất siêng năng học tập và thi đỗ vào ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Ra trường, anh Chương đầu quân về Công ty CP Xây dựng COTECCONS và đã trải qua nhiều vị trí từ kỹ thuật giám sát đến quản lý công trình.
Với môi trường làm việc bị cuốn vào tiến độ, chất lượng, chỉ tiêu… dù liên tục hoàn thành xuất sắc công tác được giao nhưng bên trong, anh Chương vẫn mong muốn được thể hiện những điều lớn lao hơn. Anh đắn đo giữa việc tiếp tục làm việc hoặc theo đuổi việc học nâng cao. Thế rồi anh quyết định học thêm tiếng Anh, bổ sung ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến ở nước ngoài. Anh được phân công đảm nhậm dự án của tập đoàn Intel với các tiêu chuẩn xây dựng nghiêm khắc. Tại đây, anh Chương tiếp cận với tư duy xây dựng mới về lớp chức năng của công trình.
“Theo kiến thức phổ thông, một công trình, hay đơn giản là một căn nhà, thường có 2 phần chính là phần kết cấu và phần hoàn thiện trang trí. Ít ai biết rằng, còn một lớp rất quan trọng là lớp chức năng. Người ta xây bức tường với công năng duy nhất là ngăn chia không gian bên trong và bên ngoài nhưng quên mất bức tường đó cần được phủ các chức năng như chống thấm, chống ẩm, cách nhiệt, cách âm,… Không có trường lớp nào đào tạo bài bản về lớp chức năng, nhưng chất lượng của công trình có đảm bảo công năng vận hành có bền hay không, không gian sống, sinh hoạt, làm việc bên trong có đảm bảo tiêu chuẩn hay không đều phụ thuộc vào lớp chức năng này” – anh Chương nói.
“Theo kiến thức phổ thông, một công trình, hay đơn giản là một căn nhà, thường có 2 phần chính là phần kết cấu và phần hoàn thiện trang trí. Ít ai biết rằng, còn một lớp rất quan trọng là lớp chức năng. Người ta xây bức tường với công năng duy nhất là ngăn chia không gian bên trong và bên ngoài nhưng quên mất bức tường đó cần được phủ các chức năng như chống thấm, chống ẩm, cách nhiệt, cách âm,… Không có trường lớp nào đào tạo bài bản về lớp chức năng, nhưng chất lượng của công trình có đảm bảo công năng vận hành có bền hay không, không gian sống, sinh hoạt, làm việc bên trong có đảm bảo tiêu chuẩn hay không đều phụ thuộc vào lớp chức năng này” – anh Chương nói.
Mang đến giá trị bền vững
Theo anh Chương, phổ biến nhất và được nhiều người quan tâm nhất về lớp chức năng là chống thấm bởi khí hậu Việt Nam ẩm, nồm,… khiến nhiều công trình bị ảnh hưởng. Đây cũng là lĩnh vực mà HCcons tập trung phát triển trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Từ đó, công ty này đã tạo lập được hệ sinh thái các giải pháp và sản phẩm chống thấm cho toàn bộ công trình từ móng đến mái và các khu chức năng toilet, ban công, bể bơi … phục vụ các công trình lớn từ những chủ đầu tư nước ngoài và trong nước.
Bước tiếp theo, HCcons phát triển hệ sinh thái giải pháp mái Premium UltraPly TPO và Roofcare cho nhà công nghiệp và thương mại gồm tôn kết cấu và lớp chức năng cách nhiệt, chống thấm và bảo vệ môi trường. Đây là hệ mái bằng và dốc thấp theo công nghệ phổ biến ở các nước Châu Âu và Mỹ đang là xu hướng đầu tư và là tiêu chí bắt buộc của ESG và Net Zero – một tiêu chí phát triển bền vững liên quan đến quản trị môi trường, xã hội và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng ra nước ngoài trong thời gian tới phải đảm bảo các tiêu chí về môi trường và chỉ số phát thải trong ngưỡng cho phép.
“Một mái tôn loại tốt sẽ có thời hạn sử dụng tối đa 20 năm. Nhưng môi trường dưới mái tôn không được cách âm, cách nhiệt và mái tôn cũng gia tăng sức nóng ra môi trường. Điều này sẽ làm tiêu hao rất nhiều điện năng tiêu thụ của nhà xưởng hay các trung tâm thương mại. Trong khi đó, với hệ thống mái Premium UltraPly TPO và Roofcare của HCcons, chúng tôi tạo 3 lớp gồm tôn đế ở dưới, lớp chức năngcách nhiệt cách âm ở giữa và lớp chống thấm và chống chịu thời tiết ở trên giúp tiết kiệm năng lượng đến 25%. Ngoài ra, tăng thêm tuổi thọ mái nhà trên 30 năm và chỉ cần thay thế lớp chống thấm cách nhiệt mới với chi phí thấp là có thể tiếp tục sử dụng mà chủ đầu tư không cần phải tạm ngưng hoạt động sản xuất bên dưới” – anh Chương nói.
HCcons định hướng sản phẩm của mình mang đến giá trị tích cực cho chủ đầu tư và môi trường xung quanh để phát triển bền vững. Sản phẩm của đơn vị này đạt tiêu chuẩn LEED – chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người.
Tác giả: Phước Vinh
Comment here