Tin trong nướcTin tức sự kiện

Đâu là khởi nguồn của tinh thần khởi nghiệp Việt?

Để hội nhập và cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Đó là tầm nhìn, cũng là mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, khuyến khích tinh thần kinh doanh, dám nghĩ dám làm trong mỗi người Việt. Tuy nhiên, để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp Việt cần bắt đầu từ đâu?

Những con số ấn tượng của cộng đồng khởi nghiệp Việt

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có khoảng 1800 doanh nghiệp khởi nghiệp, con số đã tăng lên rất nhiều nếu đem so sánh với số lượng công ty khởi nghiệp chỉ trong 1 – 2 năm về trước. Theo ông Ông Hoàng Quang Phòng – Phó chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, xét theo mật độ, các công ty khởi nghiệp trên đầu người ở Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ)”. Năm 2016 được chọn là năm khởi nghiệp quốc gia, cũng là năm một kỉ lục mới trong cộng đồng statup Việt được xác lập khi các startup Việt đã huy động được tới 205 triệu đô tiền vốn từ các quỹ đầu tư, tài chính quốc tế. Những cái tên như Flappy Bird, Momo, Mekong Capital, Foody.vn, Haravan, Fibo… là điển hình của những start up thành công, đã giúp Việt Nam trở thành điểm sáng về phong trào khởi nghiệp trong công nghệ tại châu Á. Vậy tinh thần khởi nghiệp Việt đã bắt đầu từ đâu?

Tinh thần khởi nghiệp bắt nguồn từ…

Ở Israel, một trong những nguồn động lực chính khiến tinh thần khởi nghiệp không ngừng được tiếp nối và lan toả là nhờ xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Với vai trò định hướng tiên phong, chính phủ chủ trương xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và giáo dục tất cả các công dân của mình về tinh thần khởi nghiệp. Toàn xã hội đều ý thức được rằng mỗi người đều có một nhiệm vụ, cần có trách nhiệm tự thân và phải hỗ trợ khởi nghiệp. Họ được giáo dục đã là doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ cộng đồng thúc đẩy khởi nghiệp. Thậm chí, có đôi khi, việc hỗ trợ và nâng đỡ các doanh nghiệp khác trong thời kì khó khăn còn được nâng lên thành đạo đức xã hội, là nghĩa vụ hiển nhiên và là một phần trong công việc của các doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, chúng ta cần có thêm thời gian để xây dựng thành công một hệ sinh thái khởi nghiệp lí tưởng như Israel. Nhưng rõ ràng, với nhiều chỉ đạo cụ thể, hoạt động thiết thực, Nhà nước đang khẳng định vai trò định hướng đi đầu của mình trong xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Tại các thành phố lớn, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, năng động như: Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh,… ban lãnh đạo bày tỏ mối đặc biệt tới phát triển tinh thần khởi nghiệp. Tại Đà Nẵng, khởi đầu từ sự ra đời của Vườn ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng, thành phố này đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành “Điểm đến của khởi nghiệp và sáng tạo” tính đến năm 2030. TP Hồ Chí Minh với mục tiêu trở thành thành phố đi đầu về khởi nghiệp – thành phố khởi nghiệp cho giới trẻ đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, cơ chế thông thoáng để phát triển khởi nghiệp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển tinh thần và phong trào khởi nghiệp – khởi nghiệp cần bắt đầu từ ý thức của Nhà nước, rõ ràng, việc đội ngũ các cán bộ lãnh đạo Nhà nước đang có những bước đi đúng hướng là một thực tế đáng ghi nhận.

(Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng bình luận về mô hình sáng tạo khởi nghiệp của các bạn trẻ tại TP HCM)

Về phía cộng đồng khởi nghiệp, khác với tình trạng manh mún, riêng lẻ như các đây vài năm về trước, những năm gần đây, mối liên kết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp đang trở nên mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Họ chủ động gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội học hỏi, hợp tác qua những “sân chơi” chung. Kết nối để tạo nên một cộng đồng mạnh, cùng chia sẻ để tiến bộ, đó là tinh thần khởi nghiệp đúng ở mọi quốc gia. Nhận thấy tinh thần đó tại Việt Nam, và đồng thời với tinh thần kết nối và sẻ chia đó, “người anh cả” của giới startup Uber đã mang UberEXCHANGE tới Việt Nam sau khi chương trình này được tổ chức thành công tại Ấn Độ.  Điểm đặc biệt của chương trình là sự đồng hành cố vấn của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực từ phát triển và mở rộng kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, thiết kế sản phẩm cho đến Maketing, truyền thông – chính sách. Những chuyên gia đồng thời là lãnh đạo cấp cao của Uber sẽ tới Việt Nam, trực tiếp chia sẻ những bài học kinh nghiệm đắt giá của Uber trong suốt hành trình 7 năm khởi nghiệp, đồng thời giải đáp, đưa ra hướng giải quyết mọi băn khoăn, trở trăn của các startup Việt. Chương trình nhận được bảo trợ bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có sự đồng hành của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ Thanh Niên Khởi nghiệp sẽ diễn ra từ tháng 3 – tháng 8 năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, UberEXCHANGE đã thu hút tới gần 350 startup tham dự chương trình.

(Các chuyên gia của Uber sẽ tới Việt Nam trong chương trình UberEXCHANGE)

So sánh với cách mà Israel đã nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp tại quốc gia mình, với những tiềm năng phát triển như hiện tại, chúng ta có cơ sở để tin tưởng Việt Nam sẽ sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp năng động trong tương lai.

Theo vcci.com.vn

Tác giả: